Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì tính thẩm mỹ cao và giá thành hợp lý
1. Gỗ ghép thanh là gì?
2. Gỗ ghép thanh được cấu tạo từ những thành phần nào?
Như đã đề cập ở trên, nguyên liệu chính để sản xuất gỗ ghép thanh là những thanh gỗ tự nhiên từ bìa bắp của những phân xưởng hoặc gỗ có đường kính nhỏ đã qua xử lý hấp, sấy, chà, ép bằng những công nghệ hiện đại tiên tiến và qua sơn phủ thẩm mỹ.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng các loại keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hãy Polyvinyl Acetate (PVAC) để tăng độ kết dính cho gỗ.
Trong đó, loại keo UF là dòng keo được sử dụng phổ biến trong gia công đồ nội thất còn keo PE với hàm lượng Formaldehyde cao hơn dùng để gia công phần vật liệu ngoại thất.
3. Các loại gỗ ghép thanh thông dụng hiện nay
Dựa vào tính thẩm mỹ và độ bền của gỗ ghép thanh mà phân gỗ ghép thanh thành 3 loại cơ bản:- Ghép thanh chất lượng A (AA): 2 mặt A
Đây là dòng sản phẩm có chất lượng gỗ cực tốt, với 2 mặt và những cạnh đẹp, màu sắc hài hòa. Vì thế, mà bạn có thể thoải mái trong việc lựa chọn màu sắc, mẫu mã mà không cần phải lo lắng về chất lượng của ván gỗ.
- Ghép thanh chất lượng B (AB): 1 mặt A và 1 mặt B
Gồm một mặt A đẹp, không có lỗi ghép mắt chết, đường chỉ đen được sản xuất khá đẹp và cẩn thận. Nhưng mặt B thì chỉ có mức độ thẩm mỹ tương đối, có các đường chỉ đen ngắn và trung bình cho phép đường chỉ. Mắt sống lớn nhất là từ 4 – 5cm, tiêu chuẩn cho phép mắt sống mắt đen nhỏ với đường kính trung bình nhỏ hơn 5mm. Loại gỗ thông ghép này được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất, cũng như gia công các loại gỗ thành phẩm và các mặt hàng nội thất gia như: cửa tủ, tủ bếp, …
- Ghép thanh chất lượng C (BC): 1 mặt B và 1 mặt C
Là loại gỗ ghép có một mặt B cho phép mắt sống, mắt đen nhỏ có đường kính trung bình
II. Ưu và nhược điểm của gỗ ghép thanh
1. Ưu điểm
- Gỗ ghép thanh được công nhận vì những ưu điểm vượt trội sau:- Đã qua các bước xử lý công nghiệp hiện đại, được sơn phủ thẩm mỹ kỹ càng nghiêm ngặt nên không bị mối mọt, cong, vênh, co rút hay xoắn.
- Góp phần bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên vì vật liệu gỗ để sản xuất gỗ ép được lấy chủ yếu từ rừng trồng.
- Mẫu mã đa dạng, nhiều loại gỗ để lựa chọn.
- Với kỹ thuật xử lý cao, tân tiến nên sản phẩm có độ bền màu cao, khả năng chịu xước, chịu va đập tốt và có tính ổn định vật lý.
- Độ bền không thua kém gỗ nguyên khối nếu xưởng sản xuất có trình độ gia công tốt.
- So với gỗ tự nhiên nguyên khối, gỗ ghép thanh có giá thành rẻ hơn từ 20-30%
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, gỗ ghép thanh vẫn tồn tại nhược điểm về tính đồng đều của màu sắc và hệ vân không cao vì được ghép từ nhiều mảnh gỗ khác nhau. Cộng thêm việc gỗ ghép có tính liên kết không cao bằng gỗ tự nhiên nên không thể sản xuất được các chi tiết mỹ nghệ như họa tiết, hoa văn,...
III. Ứng dụng của gỗ ghép thanh trong nội thất
Gỗ ghép thanh được ưa chuộng vì có thể ứng dụng để sản xuất nhiều vào cuộc sống thay cho gỗ nguyên khối trong tình tình gỗ nguyên khối ngày càng khan hiếm và đắt đỏ ngày nay:- Chế tạo, sản xuất đồ nội thất gia như giường, tủ đồ, tủ bếp,...
- Làm sàn gỗ, ốp tường bằng gỗ trong nhà, trong phòng
- Sản xuất giá để đồ, móc treo đồ,...
- Các sản phẩm mỹ nghệ tự chế, quà lưu niệm.
- Làm khung hình, khung tranh,...
- Sử dụng làm ghế hội trường, ghế rạp chiếu phim cao cấp.
- Thiết kế bán hàng nội thất trong các showroom, tủ, kệ trưng bày.